TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ
BỘ PHẬN THƯ VIỆN

|
|
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Luật Tố tụng hành chính – Bài 1
Luật tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 (gọi tắt là Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Luật được Chủ tịch nước ký lệnh Công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Luật Tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều.
Tố tụng hành chính là toàn bộ hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan Nhà nước và tổ chức trong việc giải quyết vụ án hành chính, cũng như trình tự do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Luật tố tụng hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước ta, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng hành chính phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức. Luật tố tụng hành chính quy định các hành vi tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát, bên khởi kiện, bên bị kiện và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, trên cơ sở đó Tòa án có thể tiến hành việc giải quyết vụ án được đúng đắn. Ðể đạt được điều đó, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử không những phải nắm vững pháp luật nội dung mà còn phải nắm vững pháp luật tố tụng hành chính. Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tố tụng hành chính ngày 25/11/2015 . Luật được Chủ tịch nước ký lệnh Công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Việc ban hành Luật tố tụng hành chính năm 2015 là để tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn triển khai thi hành Luật tố tụng hành chính năm 2010, nhất là tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các khiếu kiện hành chính, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 chương, 372 điều trong đó sửa đổi, bổ sung 198 điều, giữ nguyên 63 điều, bổ sung 111 điều mới, cụ thể như sau:
Chương I: Những quy định chung, gồm có 29 điều ( từ Điều 1 đến Điều 29).
Chương II: Thẩm quyền của Toà án, gồm có 06 điều (từ Điều 30 đến Điều 35).
Chương III: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng, gồm có 17 điều (từ Điều 36 đến Điều 52).
Chương IV: Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, gồm có 13 điều (từ Điều 53 đến Điều 65).
Chương V: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm có 12 điều (từ Điều 66 đến Điều 77).
Chương VI: Chứng minh và chứng cứ, gồm có 21 điều (từ Điều 78 đến Điều 98).
Chương VII: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, gồm có 12 điều (từ Điều 99 đến Điều 110).
Chương VIII: Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, gồm có 04 điều (từ Điều 111 đến Điều 114).
Chương IX: Khởi kiện, thụ lý vụ án, gồm có 15 điều (từ Điều 115 đến Điều 129).
Chương X: Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử, gồm có 18 điều (từ Điều 130 đến Điều 147).
Chương XI: Phiên toà sơ thẩm, gồm có 03 mục: Mục 1: Yêu cầu chung về phiên toà sơ thẩm, gồm có 21 điều ( từ Điều 148 đến Điều 168) ; Mục 2: Thủ tục bắt đầu phiên toà, gồm có 06 điều (từ Điều 169 đến Điều 174); Mục 3: Tranh tụng tại phiên toà, gồm có 23 điều (từ Điều 175 đến Điều 197).
Chương XII: Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân, gồm có 05 điều (từ Điều 198 đến Điều 202).
Chương XIII: Thủ tục phúc thẩm, gồm có 03 mục: Mục 1: Quy định chung về thủ tục phúc thẩm, gồm có 30 điều (Điều 203-Điều 232); Mục 2: Thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm, gồm có 03 điều (từ Điều 233 đến Điều 235); Mục 3: Tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm, gồm có 09 điều (từ Điều 236 đến Điều 244).
Chương XIV: Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án, gồm có 2 mục: Mục 1: Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án cấp sơ thẩm, gồm có 06 điều (từ Điều 245 đến Điều 250); Mục 2: Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án cấp phúc thẩm, gồm có 03 điều (từ Điều 251 đến Điều 253).
Chương XV: Thủ tục giám đốc thẩm, gồm có 26 điều (từ Điều 254 đến Điều 279).
Chương XVI: Thủ tục tái thẩm, gồm có 07 điều (từ Điều 280 đến Điều 286).
Chương XVII: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, gồm có 11 điều (từ Điều 287 đến Điều 297).
Chương XVIII: Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài, gồm có 11 điều (từ Điều 298 đến Điều 308).
Chương XIX: Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, gồm có 07 điều (từ Điều 309đến Điều 315).
Chương XX: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính, gồm có 11 điều (từ Điều 316 đến Điều 326).
Chương XXI: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính, gồm có 17 điều (từ Điều 327đến Điều 343).
Chương XXII: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác, gồm có 02 mục: Mục 1: Án phí, lệ phí, gồm có 08 điều (Điều 344-Điều 351); Mục 2: Các chi phí tố tụng khác, gồm có 19 điều (từ Điều 352đến Điều 370).
Chương XXIII: Điều khoản thi hành, gồm có 02 điều (Điều 371 và Điều 372).
tuyen-truyen-luat-to-tung-hanh-chinh-bai-1_301120239.docx