
Hơn 300 trang sách, Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ đã phác họa một bức tranh sống động về văn hóa - phong tục - lịch sử - con người của Hà Nội xưa, trong những biến thiên của thời cuộc. Men theo dòng chảy lịch sử, bức tranh Thăng Long - Hà Nội được các tác giả tái hiện cô đọng trong hai thời đoạn ấn tượng, ghi nhận nhiều sự thay đổi sâu sắc, trong dấu tích văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội.Đến giáo sĩ Alexandre de Rhodes phải trầm trồ: “Thành phố lộng lẫy ngang hoặc hơn so với Venise”. Cuốn sách Thăng Long Kinh Kì – Kẻ Chợ – Tây Sơn Và Nhà Nguyễn tái hiện bức tranh văn hóa và phong tục của Hà Nội xưa, gắn với lịch sử và đời sống xã hội của thành phố. Tác giả Nguyễn Quốc Tín và Nguyễn Huy Thắng mô tả về cách gọi Thăng Long là Kẻ Chợ và giải thích lý do vì sao người dân vẫn quen gọi như vậy. Sách cũng đề cập đến sự thay đổi của Thăng Long qua các thời kỳ như Tây Sơn hay triều đại Nhà Nguyễn, nhưng cái cốt cách dung nạp của người và đất Thăng Long – Hà Nội vẫn giữ nguyên. Cuốn sách Thăng Long Kinh kì-Kẻ chợ mang lại cái nhìn sâu sắc về văn hóa và phong tục của Hà Nội xưa, truyền lại sự giàu có và lộng lẫy của làng quan, phường thợ, khu sĩ hoạn, khu vực hành chính cũng như khu phủ chúa.